cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, cụ thể như sau:
Tra cứu trước nộp đơn:
- Để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu, chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu để biết nhãn hiệu dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được cấp bằng hoặc các đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày ưu tiên sớm hơn hay không. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tư vấn các phương án nộp đơn hiệu quả nhất.
- Bên cạnh vấn đề đăng ký, việc tra cứu là rất cần thiết để xem dấu hiệu khách hàng dự định sử dụng làm nhãn hiệu có bị coi là xâm phạm nhãn hiệu của chủ thể khác hay không.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Sau khi tra cứu và kết quả cho thấy nhãn hiệu có thể được bảo hộ, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT).
- Thông qua Giấy uỷ quyền, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng giao dịch, theo dõi và đôn đốc đơn, nhận và chuyển giao tới khách hàng các quyết định và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng) đúng thời hạn.
Lưu ý về ngày ưu tiên:
- Ngày ưu tiên - hay còn gọi là ngày nộp đơn đầu tiên, có ý nghĩa trong trường hợp có nhiều đơn nhãn hiệu được nộp đơn thì Cục SHTT sẽ ưu tiên cấp văn bằng cho đơn nhãn hiệu nào có ngày ưu tiên sớm nhất, hay được nộp sớm nhất trong số những người nộp đơn.
- Bên cạnh đó, ngày ưu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thời hạn bảo hộ cho giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau này, cụ thể là thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm (có thể gia hạn) và tính từ ngày ưu tiên.
Tìm hiểu thêm:
1. Người có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
2. Quyền của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu và tài liệu cần thiết
4. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu
5. Nhãn hiệu là gì
6. Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
1. Người có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
- Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức,cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
- Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
2. Quyền của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:
- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu
- Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình
- Chuyển nhượng, chuyển giao nhãn hiệu cho chủ thể khác.
Việc "sử dụng" nhãn hiệu được hiểu là các công việc sau:
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu và tài liệu cần thiết
Sau khi thống nhất và được sự đồng ý của khách hàng với các phương án tư vấn, chúng tôi sẽ đại diện cho khách hàng tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu
- Giấy uỷ quyền (Dowload mẫu)
- 10 Mẫu nhãn hiệu (kích thước không quá 8 x 8)
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động...)
- Qui chế sử dụng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế
- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu nhãn hiệu chứa đựng các thông tin đó
- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng...
Các giai đoạn thẩm định:
Theo quy định, việc đăng ký nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn thẩm định hình thức (01 tháng kể từ ngày nộp đơn). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đánh giá về chủ thể nộp đơn, phân nhóm và các thủ tục về mặt hình thức khác.
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được đăng trên công báo Sở hữu công nghiệp.
- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn (06 - 09 tháng kể từ ngày công bố đơn). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng phân biệt của Nhãn hiệu đối với sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký và khả năng tương tự gây nhầm lẫn với các quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập trước (như Đơn nhãn hiệu đã được nộp trước, Nhãn hiệu đã được đăng ký trước…)
4. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?
Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa và Nhãn hiệu dịch vụ là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình.
Đối với một số công ty, nhãn hiệu có thể là tài sản giá trị nhất mà họ sở hữu. Giá trị ước tính của một số nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng nhất trên thế giới như Cocacola hay IBM đều vượt quá 50 tỉ đôla. Lí do là khi khách hàng đánh giá cao nhãn hiệu, danh tiếng, hình ảnh hoặc một số phẩm chất của nó, họ sẽ trung thành với nhãn hiệu đó và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua nhãn hiệu mà họ thừa nhận đáp ứng kì vọng của họ. Bởi thế, sở hữu một nhãn hiệu với một hình ảnh và một danh tiếng tốt tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của họ.
Theo pháp luật, việc đăng kí nhãn hiệu mang lại cho công ty bạn độc quyền ngăn chặn người khác đưa ra thị trường các sản phẩm giống hoặc tương tự mang nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn.
Nếu không đăng kí, việc đầu tư của bạn cho việc tiếp thị một sản phẩm có thể trở nên vô ích bởi công ty đối thủ có thể sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn cho các sản phẩm giống hoặc tương tự cho sản phẩm của bạn. Khiến cho người tiêu dùng có thể tưởng nhầm đó là sản phẩm của bạn. Điều này không chỉ làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn làm giảm danh tiếng và hình ảnh của công ty, đặc biệt là các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có chất lượng thấp.
Ngoài ra, nhãn hiệu đã được đăng kí còn có thể được chuyển giao cho công ty khác, vì thế tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho công ty của bạn hoặc có thể là cơ sở của thỏa thuận chuyển giao đặc quyền kinh doanh. Đôi khi, một nhãn hiệu được đăng kí với danh tiếng tốt đối với người tiêu dùng thì có thể được dùng để thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Do đó, hiện nay ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng kí nhãn hiệu đối với sự thành công của doanh nghiệp.
5. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ này với các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường, hay chỉ dẫn đền nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
Một dấu hiệu để được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
- Có khả năng nhận biết, nghĩa là: dấu hiệu phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt, nghĩa là: dấu hiệu phải độc đáo và có khả năng phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác.
6. Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
- Xin xem phần "Đăng ký nhãn hiệu quốc tế" ở mục "Dịch vụ"
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
30 tháng 6, 2011 |
1110 lượt xem |
0 bình luận
Nổi bật
-
12 tháng 3, 2023
-
08 tháng 3, 2023
-
25 tháng 3, 2023
-
24 tháng 3, 2023
-
16 tháng 4, 2023
Xem nhiều
-
30 tháng 5, 2012
-
29 tháng 5, 2012
-
29 tháng 5, 2012
-
07 tháng 4, 2011
-
29 tháng 5, 2012