Luật sư tư vấn và soạn thảo hợp đồng tại Hà Nội. Liên hệ: 0387696666

Cầm cố tài sản là gì?

Khoản 1 Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Cầm cố tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. 

Điều 309 BLDS quy định Cầm cố tài sản là việc một bên ( bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia ( bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.


Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Nghị định 163/2006/NĐ-CP

– Nghị định 11/2012/NĐ-CP


Đặc điểm của quan hệ cầm cố tài sản

Quan hệ cầm cố tài sản có những đặc điểm pháp lý riêng so với các biện pháp bảo đảm khác như sau:

– Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố.

– Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là một dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố; được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…


Đối tượng của cầm cố tài sản

Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Đối tượng của cầm cố tài sản được gọi là tài sản cầm cố.

Xét theo bản chất của cầm cố là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập. Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.

Vật dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng phải đáp ứng điều kiện sau đây:

– Vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố.

– Vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao.


Hình thức của cầm cố tài sản

BLDS không xác định rõ hình thức của cầm cố tài sản, tuy nhiên từ Điều 310 BLDS có thể hiểu, nếu cầm cố tài sản là động sản thì có thể bằng hình thức miệng hoặc hình thức văn bản, nếu cầm cố bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản.


Đặc điểm cầm cố tài sản trong hoạt động ngân hàng

– Pháp luật Việt Nam thừa nhận hai phương thức cầm cố: Có chuyển giao tài sản cầm cố và không chuyển giao tài sản cầm cố. 

– Tuy vậy, việc giao tài sản cho bên nhận cầm cố là điểm đặc trưng của cầm cố vì tài sản phải đăng kí quyền sở hữu có số lượng ít hơn tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu. 

– Các tài sản cầm cố có đặc điểm

+ Dễ thực hiện việc chuyển giao

+ Có thể lưu giữ được tại ngân hàng hoặc một người thứ ba do ngân hàng chỉ định và thỏa mãn các điều kiện do ngân hàng đặt ra.

+Tài sản cầm cố thường bao gồm: Kim loại quí, hàng hóa, giấy tờ có giá.


Các loại hình cầm cố hiện hành ra rao?

a. Cầm cố bằng hàng hóa

Hàng hóa cầm cố thường là nguyên vật liệu, thành phẩm, phương tiện vận tải… với các điều kiện:

– Hàng hóa có giá trị ổn định.

– Hàng hóa dễ tiêu thụ trong hiện tại và tương lai.

– Hàng háo được phép lưu thông và khách hàng được phép kinh doanh hàng hóa đó.

Ưu điểm

– Khi khách hàng không thanh toán được nợ đúng hạn thì ngân hàng có thể bán hàng hóa đó dễ dàng hơn bất động sản.

– Giúp doanh nghiệp thực hiện dự trữ vật tư hàng hóa theo chu kì trong thời vụ nhằm ổn định sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường.

b. Chiết khấu kí hóa phiếu

Là một hình thức cho vay bảo đảm bằng quyền về tài sản xuất phát từ hợp đồng kí thác hàng hóa.

Ưu điểm, an toàn vì:

– Hàng hóa thường xuyên được bảo hiểm đầy đủ.

– Ngân hàng ít bị rủi ro về hư hỏng, mất mát hàng hóa vì đã có đội ngũ nhân sự có năng lực về kiểm soát bảo vệ hàng của công ty kinh doanh kho bãi.

– Tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại có thêm nguồn vốn để tái chiết khấu ở ngân hàng trung ương.

c. Cầm cố bằng giấy tờ có giá

 Danh mục giấy tờ có giá được cầm cố: 

– Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

– Trái phiếu Chính phủ gồm: Tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành;

– Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh gồm: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;

– Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành;

– Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ (trong trường hợp tổ chức tín dụng đã sử dụng hết giấy tờ có giá cấp I và II).

-Các giấy tờ có giá khác khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.


Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá

– Trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh (bộ vận đơn đầy đủ) thì bên nhận cầm cố có quyền đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó.

– Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố.

– Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giấy tờ có giá đó.


Cầm cố tài sản có phải lập hợp đồng không?

Hợp đồng cầm cố tài sản là văn bản/thoả thuận được ghi lại của bên cầm cố và bên nhận cầm cố về việc một bên giao tài sản của mình cho bên còn lại giữ nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đảm bảo.

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, hợp đồng cầm cố không bắt buộc phải lập hợp đồng bởi có thể thể hiện nội dung cầm cố bằng hợp đồng riêng hoặc là một điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các loại hợp đồng khác.


Cầm cố khác gì thế chấp tài sản?

Mặc dù cùng đều là biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ nhưng cầm cố và thế chấp bên cạnh những điều giống nhau thì có không ít các đặc điểm khác nhau. Cụ thể:


- Giống nhau: 

Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên thoả thuận khác hoặc có quy định khác; cùng có 04 trường hợp chấm dứt thoả thuận gồm:

  • Đã chấm dứt nghĩa vụ.
  • Đã bị huỷ bỏ/thay thế bằng biện pháp khác.
  • Đã xử lý tài sản.
  • Các bên thoả thuận chấm dứt.

- Khác nhau:


a. Về căn cứ:

- Cầm cố: Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự 2015

- Thế chấp: Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự 2015


b. Về định nghĩa:

- Cầm cố: Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

- Thế chấp: Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.


c. Về Chuyển giao tài sản:

- Cầm cố: Có chuyển giao tài sản

- Thế chấp: Không chuyển giao tài sản;


d. Về chủ thể:

- Cầm cố gồm: Bên cầm cố & Bên nhận cầm cố

- Thế chấp:  Bên thế chấp -  Bên nhận thế chấp - Người thứ ba giữ tài sản thế chấp


e. Về tài sản:

- Cầm cố: Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu...

- Thế chấp: Bất động sản, động sản, quyền tài sản


f. Trả lại tài sản: 

- Cầm cố:

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác

- Thế chấp: Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp (nếu trước đó bên nhận thế chấp giữ giấy tờ của bên thế chấp)


g. Hiệu lực đối kháng với người thứ 3:

- Cầm Cố:  Kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Cầm cố bất động sản thì thời điểm này là khi đăng ký biện pháp bảo đảm.

- Thế chấp:Kể từ thời điểm đăng ký.

Bài viết liên quan