Luật sư tư vấn và soạn thảo hợp đồng bảo đảm và điều khoản tranh chấp tại Hà Nội. Liên hệ: 0387696666

Có bao nhiêu phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng?

Theo Bộ luật dân sự Việt Nam, có ba phương thức chính để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, đó là:

Giải quyết hòa giải: Bên tranh chấp có thể tự giải quyết bằng cách đàm phán, thương lượng với nhau hoặc thông qua một bên thứ ba để giải quyết.
Giải quyết qua trọng tài: Bên tranh chấp có thể thống nhất chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Quy trình và quy định giải quyết qua trọng tài được quy định tại Luật Trọng tài.
Giải quyết qua tòa án: Nếu không thể giải quyết được bằng hai phương thức trên, bên tranh chấp có thể khởi kiện đưa tranh chấp lên tòa án để giải quyết.
Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng trường hợp, tuy nhiên hòa giải là phương thức được khuyến khích và ưu tiên sử dụng trước khi áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác.


Có 3 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo đảm là thương lượng, hòa giải, Trọng tài và Toà án.

Biện pháp giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải và Toà án thường được các bên mặc nhiên ghi nhận trong hợp đồng. Nếu các bên muôn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thì cần thỏa thuận rõ tổ chức nào sẽ thực hiện việc hòa giải, để tránh nguy cơ bế tắc, vì không có cơ chế mặc định lựa chọn tổ chức hòa giải như đô'i với Trọng tài hoặc Toà án.

Riêng biện pháp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài còn ít được áp dụng, vì trong nhiều trường hợp liên quan đến người thứ ba nên Trọng tài bị hạn chế thẩm quyền (liên quan đến người thứ ba).

Vì là một hợp đồng phụ, nên việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo đảm gần như luôn phụ thuộc vào việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chính.

Cho nên trên thực tế, các bên vẫn thường thỏa thuận về giải quyết tranh chấp trong cả hợp đồng bảo đảm. (hợp đồng bảo đảm không được mâu thuẫn với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng chính)

Nếu  không thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài cụ thể, thì nguyên đơn (bên khởi kiện) có quyền lựa chọn khi khởi kiện.

Nếu các bên không thỏa thuận lựa chọn Toà án nơi có trụ sỏ hoặc nơi cư trú của nguyên đơn, thì Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là nơi có trụ sỏ hoặc nơi cư trú của bị đơn (bên bị kiện).

Đặc biệt đối với hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ cho người thứ ba, thì việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng chính bằng Trọng tài không đương nhiên tranh chấp hợp đồng bảo đảm cũng được giải quyết bằng Trọng tài, vì Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp đối vổi các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

Vì vậy, nếu như muốn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, thì buộc phải có thỏa thuận tương tự như nhau trong cả hợp đồng chính và hợp đồng bảo đảm.


Các bên có thể lựa chọn việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chính và hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ của người thứ ba bang trọng tài như sau:

Trong hợp đồng chính (như hợp đồng tín dụng) thỏa thuận nội dung như sau: Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này và hợp đồng bảo đảm cho Hợp đồng này (nếu có) được gộp vào để giải quyết trong cùng một vụ tranh chấp tại Toà án hoặc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này.

Đồng thời, trong hợp đồng bảo đảm thỏa thuận nội dung như sau: Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này và hợp đồng được bảo đảm bằng hợp đồng này được gộp vào để giải quyết trong cùng một vụ tranh chấp tại Toà án hoặc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung các về số lượng Trọng tài viên (là một hoặc ba trọng tài viên) và địa điểm tiến hành Trọng tài (là tỉnh, thành phố tại Việt Nam hoặc nước ngoài). Riêng đối với các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có thể bổ sung nội dung, luật áp dụng cho hợp đồng này là luật của (Việt Nam hoặc nưốc ngoài) và ngôn ngữ dùng trong tố tụng Trọng tài là tiếng (tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài).

Thông tư số 10/2016/TT-BTC cũng đã quy định về thỏa thuận giải quyết tranh chấp trong mẫu hợp đồng thế chấp như sau: một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nơi bên nhận thế chấp đóng trụ sở hoặc trọng tài để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.

Các hợp đồng tín dụng thường xuyên xuất hiện bên thế chấp, bảo lãnh là người thứ ba trong một hợp đồng riêng, do đó Trọng tài thương mại chỉ giải quyết được phần thế chấp, bảo lãnh kèm theo hợp đồng tín dụng nếu các bên ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp, bảo lãnh đều thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại một Trung tâm Trọng tài thương mại như nêu trên.

Nếu các bên lựa chọn đồng thời cả Trọng tài và Toà án thì khi xảy ra tranh chấp, bên khởi kiện (nguyên đơn) có quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết tranh chấp.

Đối với hai biện pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và Trọng tài thì chỉ thực hiện được khi các bên có lựa chọn, trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Còn đối với biện pháp giải quyết bằng thương lượng và Toà án thì không cần có thỏa thuận cũng vẫn được tiến hành một cách bình thường.

Bài viết liên quan